Điều kiện và thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu lao động không? PHÚ THỌ sẽ giải đáp tại bài viết này.
Căn cứ pháp lý
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 có hiệu lực từ 01/01/2022.
- Nghị định 112/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2022.
- Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
Xuất khẩu lao động là 1 hình thức cung ứng nguồn lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc, theo hợp đồng có thời hạn. Nhu cầu xuất khẩu lao động sang các nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ… ngày càng tăng cao và thu hút nhiều nhà đầu tư kinh doanh ngành nghề này. Nhưng không phải ai cũng am hiểu quy trình thành lập công ty theo đúng quy định của pháp luật.
Tại bài viết này, PHÚ THỌ sẽ chia sẻ cụ thể về điều kiện, thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động cho doanh nghiệp tham khảo.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động
Để kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động hợp pháp, doanh nghiệp cần tiến hành các công việc sau:
- Giai đoạn 1: Thành lập công ty có đăng ký mã ngành nghề xuất khẩu lao động.
- Giai đoạn 2: Xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Còn gọi là giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động/giấy phép xuất khẩu lao động).
Thành lập công ty xuất khẩu lao động
1. Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động
Để được cấp Đăng ký kinh doanh, công ty xuất khẩu lao động cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau:
✤ Điều kiện về vốn điều lệ
- Luật Doanh nghiệp không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Do đó, doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính của mình. Lưu ý: thành viên góp vốn/cổ đông cần góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Trường hợp, doanh nghiệp muốn xin giấy phép xuất khẩu lao động ngay sau khi thành lập, thì nên đăng ký mức vốn điều lệ tối thiểu là 5 tỷ đồng nhằm tránh phải làm bổ sung thủ tục tăng vốn điều lệ sau này.
✤ Mã ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động
Căn cứ quy định tại Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg, công ty kinh doanh xuất khẩu lao động cần đăng ký các mã ngành nghề sau:
MÃ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
|
Mã ngành
|
Tên ngành
|
7810
|
Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm
|
7820
|
Cung ứng lao động tạm thời
|
7830
|
Cung ứng và quản lý nguồn lao động
Chi tiết: Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài
|
Lưu ý: Các mã ngành nghề trên đều là ngành nghề có điều kiện, nên sau khi thành lập doanh nghiệp muốn đi vào hoạt động kinh doanh, cần đáp ứng thêm các điều kiện sau:
➤ Đối với mã ngành 7810, doanh nghiệp cần:
- Ký quỹ tối thiểu 300 triệu đồng.
- Chủ doanh nghiệp, người quản lý chuyên môn phải có trình độ từ cao đẳng trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đảm bảo có đầy đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc.
- Có Giấy phép kinh doanh hoạt động môi giới việc làm.
➤ Đối với mã ngành 7820, 7830 doanh nghiệp cần:
- Ký quỹ tối thiểu 2 tỷ đồng.
- Vốn điều lệ (vốn pháp định) tối thiểu từ 2 tỷ đồng trở lên.
- Có Giấy phép cho thuê lại lao động.
✤ Điều kiện về người đại diện pháp luật
Căn cứ Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật số 69/2020/QH14), người đại diện theo pháp luật của công ty xuất khẩu lao động cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Yêu cầu trình độ từ đại học trở lên.
- Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm.
- Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
Lưu ý: Ngoài các điều kiện trên, công ty xuất khẩu lao động còn cần đáp ứng các điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp, tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, số lượng thành viên/cổ đông góp vốn.
➤➤Tham khảo chi tiết: Điều kiện thành lập công ty doanh nghiệp
2. Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động
Quy trình thành lập công ty sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động
Căn cứ từ Điều 21 đến 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập công ty gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động.
- Điều lệ công ty xuất khẩu lao động.
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên/công ty hợp danh.
- Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, các thành viên, cổ đông góp vốn là cá nhân.
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục tại Sở KHĐT.
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người thực hiện thủ tục.
Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Người đại diện pháp luật nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính hoặc nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các công ty xuất khẩu lao động. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ phản hồi bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Bước 3: Đăng công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được cấp giấy phép kinh doanh, công ty xuất khẩu lao động phải đăng công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty
Ngay sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động, bạn cần phải thực hiện ngay các công việc sau để tránh bị phạt hành chính :
- Khắc dấu tròn công ty (Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020).
- Làm bảng hiệu gắn tại trụ sở chính (Khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020).
- Mua chữ ký số để kê khai, nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, BHXH điện tử, giao dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, đấu thầu điện tử…
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản cho cơ quan thuế.
- Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu (Khoản 2, Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019).
- Nộp tờ khai lệ phí (thuế) môn bài (Khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
- Mua và phát hành hóa đơn điện tử.
- Đóng bảo hiểm cho nhân viên (Luật Bảo hiểm xã hội).
- Góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký (Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020).
➤➤Tham khảo chi tiết: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty
Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động
1. Điều kiện xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Căn cứ Điều 10 Luật số 69/2020/QH14, doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên.
- Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 02 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trường hợp thành lập chi nhánh để thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động cần ký quỹ thêm 500.000.000 đồng/chi nhánh (Điều 23 Nghị định 112/2021/NĐ-CP).
- 100% thành viên/cổ đông là nhà đầu tư Việt Nam.
- Người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm.
- Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp.
- Cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động.
- Có trang thông tin điện tử đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, phải bảo đảm hoạt động thường xuyên và liên tục.
2. Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Căn cứ Điều 12 Luật số 69/2020/QH14, Điều 7 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động bao gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin
Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động sẽ bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lao của doanh nghiệp.
- Bản sao các giấy tờ sau của công ty: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều lệ của công ty, sổ đăng ký cổ đông mới nhất đối với công ty cổ phần.
- 1 bản sao các giấy tờ sau của người đại diện theo pháp luật: Phiếu lý lịch tư pháp; bằng cấp chuyên môn; giấy tờ chứng minh kinh nghiệm.
- Giấy tờ chứng minh việc góp vốn của thành viên/cổ đông công ty.
- 1 bản chính giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- 1 bản chính Danh sách nhân viên nghiệp vụ thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- 1 bản sao bằng cấp chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ và giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc của mỗi nhân viên nghiệp vụ (nếu có).
- 1 bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng, kèm theo bảng kê do doanh nghiệp xác nhận về trang thiết bị, sơ đồ mặt bằng phòng học và khu vực nội trú.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Lưu ý: Giấy tờ chứng minh kinh nghiệm có thể là 1 trong các văn bản sau: quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động; văn bản chấm dứt hợp đồng lao động; quá trình tham gia BHXH hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc.
Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, cấp giấy phép xuất khẩu lao động cho doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Dịch vụ thành lập công ty xuất khẩu lao động trọn gói
PHÚ THỌ cung cấp dịch vụ thành lập công ty xuất khẩu lao động tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác trên khắp cả nước, hoàn thành thủ tục chỉ sau 5-7 ngày làm việc, trọn gói chỉ 1.200.000 đồng, cam kết không phát sinh chi phí. Kết quả khách hàng nhận được:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Dấu tròn công ty.
- Hồ sơ nội bộ và Điều lệ công ty.
- Hướng dẫn cụ thể về các thủ tục cần thực hiện sau khi thành lập công ty.
- PHÚ THỌ còn cung cấp trọn gói các dịch vụ sau thành lập, dịch vụ kế toán trọn gói cho khách hàng có nhu cầu.
- Tư vấn các thủ tục khác trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
➤➤ Tham khảo bài viết: Dịch vụ thành lập công ty xuất khẩu lao động
Trên đây, PHÚ THỌ đã chia sẻ về điều kiện, thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động. Nếu doanh nghiệp cần tư vấn về dịch vụ thành lập công ty hoặc xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động có thể liên hệ PHÚ THỌ theo số 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao) - 0968 680 590 (Phú Thọ) để được tư vấn.
Câu hỏi thường gặp về xuất khẩu lao động
Thành lập công ty xuất khẩu lao động cần đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ, chủ thể thành lập công ty, người đại diện pháp luật, cách đặt tên công ty, mã ngành nghề kinh doanh xuất khẩu lao động.
➤➤Tham khảo chi tiết: Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động
Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động.
- Điều lệ công ty xuất khẩu lao động
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập đối với công ty.
- Giấy tờ pháp lý khác.
➤➤Tham khảo chi tiết: Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động
Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động sẽ bao gồm các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động.
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở KHĐT.
- Bước 3: Sở KHĐT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 4: Hoàn tất các thủ tục sau thành lập và xin Giấy phép xuất khẩu lao động.
➤➤Tham khảo chi tiết: Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động
Pháp luật chưa có quy định cụ thể số vốn điều lệ tối đa/tối thiểu mà công ty xuất khẩu lao động phải đăng ký khi thành lập công ty. Do đó, doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với tình hình tài chính của mình. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động sau khi thành lập, thì có thể đăng ký mức vốn điều lệ là 5 tỷ đồng.
➤➤Tham khảo chi tiết: Điều kiện về vốn điều lệ
Kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động cần đăng ký vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên, ký quỹ 02 tỷ đồng. Trường hợp thành lập chi nhánh để thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động cần ký quỹ thêm 500.000.000 đồng/chi nhánh.
Công ty xuất khẩu lao động cần nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.