Hồ sơ, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp [Mới Nhất]

Doanh nghiệp cần tăng vốn điều lệ để mở rộng kinh doanh. Chi tiết về hồ sơ, thủ tục và hình thức tăng vốn điều lệ công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên sẽ được PHÚ THỌ giải đáp trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
  • Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có hiệu lực từ ngày 15/07/2016.
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/05/2021.

Vốn điều lệ là gì? Các hình thức tăng vốn điều lệ

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần (Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).

Theo Điều 123, Điều 87 và Khoản 1 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020, hình thức tăng vốn điều lệ của từng loại hình doanh nghiệp cụ thể như sau:

Loại hình doanh nghiệp Hình thức tăng vốn điều lệ
Công ty cổ phần

- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu.

- Chào bán cổ phần riêng lẻ.

- Chào bán cổ phần ra công chúng. 

Công ty TNHH 1 thành viên

- Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm vốn.

- Huy động thêm vốn góp của người khác.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Tăng vốn góp của thành viên.

- Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

Lưu ý: Doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo bằng văn bản về việc tăng vốn điều lệ với Phòng Đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp hoàn tất việc góp vốn hoặc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ (theo quy định tại Khoản 2, Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020).

Hồ sơ, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ thay đổi vốn điều lệ của từng loại hình doanh nghiệp cụ thể như sau:

1. Hồ sơ, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Thông báo về việc tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần.
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc tăng vốn điều lệ.
  • Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc tăng vốn điều lệ.
  • Giấy xác nhận việc góp vốn của cổ đông mới (nếu có).
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của cổ đông mới.
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu GPKD chưa có số điện thoại).
  • Văn bản ủy quyền (trường hợp ủy quyền).
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền. 

  Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

2. Hồ sơ, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

​​​​​​Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Thông báo về việc tăng vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên
  • Quyết định của chủ sở hữu về việc tăng vốn điều lệ.
  • Biên bản định giá tài sản (trường hợp thêm vốn góp bằng tài sản cố định).
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu GPKD chưa có số điện thoại).
  • Văn bản ủy quyền (trường hợp ủy quyền).
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền.

  Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

Lưu ý: Nếu công ty TNHH 1 thành viên tăng vốn điều lệ bằng cách tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới thì bắt buộc phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần (theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020).

3. Hồ sơ, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Thông báo về việc tăng vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Quyết định của Hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ.
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ.
  • Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (nếu có).
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của thành viên mới.
  • Biên bản định giá tài sản (trường hợp thêm vốn góp bằng tài sản cố định).
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu GPKD chưa có số điện thoại).
  • Văn bản ủy quyền (trường hợp ủy quyền).
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền.

 Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Sau khi chủ sở hữu/thành viên/cổ đông góp đủ số vốn tăng thêm, doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ tăng vốn điều lệ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp như ở trên, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ theo 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố - nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

Sau 5-7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả:

  • Hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp.
  • Hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do hồ sơ chưa hợp lệ. Doanh nghiệp thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.

Lưu ý: Tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định rõ: “Khi đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung thông tin còn thiếu về số điện thoại của doanh nghiệp trong hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp không bổ sung thông tin về số điện thoại thì hồ sơ đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được coi là không hợp lệ”.

2 việc cần làm sau khi tăng vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp

Sau khi hoàn thành thủ tục tăng vốn điều lệ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp cần làm 2 việc sau:

  • Doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020). Trường hợp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định sẽ bị phạt từ tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ (theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).
  • Trường hợp việc tăng vốn điều lệ làm tăng mức thuế môn bài năm tiếp theo thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

Tăng vốn điều lệ có ảnh hưởng gì đối với doanh nghiệp?

Tăng vốn điều lệ là hoạt động thường thấy ở nhiều ở doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, bổ sung ngành nghề hay muốn tăng hạn mức vay ngân hàng. Việc tăng vốn điều lệ không chỉ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích to lớn, mà bên cạnh đó cũng mang lại một số hạn chế cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Lợi ích của việc tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp:

  • Tăng vốn điều lệ khẳng định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, làm tăng uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác.
  • Vốn điều lệ cao có thể giúp doanh nghiệp tăng hạn mức vay vốn tín nhiệm từ ngân hàng.
  • Tăng vốn điều lệ giúp doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư, mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh hoặc có thể đăng ký những ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định.

Hạn chế của việc tăng vốn điều lệ đối với doanh nghiệp:

  • Tăng vốn điều lệ làm tăng mức độ chịu trách nhiệm của chủ sở hữu/thành viên góp vốn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, trong trường hợp doanh nghiệp xảy ra rủi ro kinh doanh, vốn điều lệ càng cao thì thiệt hại về tài sản của chủ sở hữu công ty càng lớn. 
  • Tăng vốn điều lệ có thể làm thay đổi mức lệ phí môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm.

Quý doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ tăng vốn điều lệ của PHÚ THỌ:

  • Phí dịch vụ trọn gói chỉ 1.000.000đ.
  • Nhận GPKD tận nơi sau 3-5 ngày làm việc.
  • Không cần đi lại, không phát sinh chi phí.

Trên đây, PHÚ THỌ đã cung cấp cho quý doanh nghiệp những thông tin rất chi tiết và đầy đủ về hồ sơ, thủ tục tăng vốn điều lệ. Nếu không có nhiều thời gian và kinh nghiệm thực hiện thủ tục, hãy gọi ngay cho PHÚ THỌ theo số 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao)0968 680 590 (Phú Thọ) để được tư vấn.

Một số câu hỏi thường gặp khi tăng vốn điều lệ

Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, chào bán cổ phần riêng lẻ và chào bán cổ phần ra công chúng.

Công ty TNHH 1 thành viên (MTV) có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu công ty đầu tư thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Tuy nhiên, nếu huy động thêm vốn góp của người khác thì công ty TNHH MTV phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc cổ phần.

Chủ sở hữu/thành viên hoặc cổ đông phải góp đủ số vốn điều lệ tăng thêm trước khi làm thủ tục thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh.

Thành phần hồ sơ gồm có: Thông báo về việc tăng vốn điều lệ, quyết định của chủ sở hữu, biên bản định giá tài sản (nếu góp thêm vốn bằng tài sản cố định), thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu GPKD chưa có số điện thoại), văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (nếu có).

Thành phần hồ sơ gồm có: Thông báo về việc tăng vốn điều lệ, quyết định và biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông, giấy xác nhận việc góp vốn của cổ đông mới (nếu có), bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của cổ đông mới, thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu GPKD chưa có số điện thoại), văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ nếu có.

Việc tăng vốn điều lệ không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng niềm tin với khách hàng đối tác mà còn giúp doanh nghiệp có nguồn vốn đảm bảo cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và là điều kiện cần thiết để đăng ký những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn