Thủ Tục Tăng Vốn Điều Lệ Công Ty TNHH - Kế Toán PHÚ THỌ

Chi tiết về hồ sơ, thủ tục, hình thức tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ được PHÚ THỌ giải đáp trong bài viết này. Có đầy đủ file mẫu hồ sơ cho doanh nghiệp tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
  • Nghị định số 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/07/2016.
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/05/2021.

Vốn điều lệ công ty TNHH

1. Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
  • Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
  • Hình thức tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên (theo Điều 87 Luật doanh nghiệp 2020) gồm có: Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.

Lưu ý: Trường hợp công ty TNHH 1 thành viên tăng vốn điều lệ bằng cách tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới thì bắt buộc phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần (theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020).

2. Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
  • Hình thức tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên (theo Khoản 1 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020) gồm có: Tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

Lưu ý: Doanh nghiệp phải làm thủ tục thông báo bằng văn bản về việc tăng vốn điều lệ với Phòng Đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày doanh nghiệp hoàn tất việc góp vốn hoặc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ (theo quy định tại Khoản 2, Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020).

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH

1. Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên
  • Thông báo về việc tăng vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên
  • Quyết định của chủ sở hữu về việc về việc tăng vốn điều lệ.
  • Biên bản định giá tài sản (trường hợp thêm vốn góp bằng tài sản cố định).
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu GPKD chưa có số điện thoại).
  • Văn bản ủy quyền (trường hợp ủy quyền).
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền.

 Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

2. Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Thông báo về việc tăng vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Quyết định của Hội đồng thành viên về việc về việc tăng vốn điều lệ.
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc về việc tăng vốn điều lệ.
  • Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (nếu có).
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của thành viên mới.
  • Biên bản định giá tài sản (trường hợp thêm vốn góp bằng tài sản cố định).
  • Thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu GPKD chưa có số điện thoại).
  • Văn bản ủy quyền (trường hợp ủy quyền).
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người được ủy quyền.

 Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên 

Lưu ý: Tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định rõ: “Khi đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung thông tin còn thiếu về số điện thoại của doanh nghiệp trong hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp không bổ sung thông tin về số điện thoại thì hồ sơ đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được coi là không hợp lệ”.

3. Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên

Quy trình thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tới Sở KH&ĐT

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tăng vốn điều lệ tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp ở trên, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ theo 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố - nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tuy nhiên cần lưu ý, một số tỉnh thành lớn như Hà Nội, Bình Dương, TPHCM chỉ nhận hồ sơ nộp online, không nhận hồ sơ giấy.
  • Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng. 

Bước 2: Nhận kết quả: 

Trong vòng 5 - 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả:

  • Hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp.
  • Hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do hồ sơ chưa hợp lệ. Doanh nghiệp thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại từ đầu.

Bước 3: Công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
  • Trường hợp không công bố hoặc quá thời hạn quy định, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ (theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP).

Bước 4: Nộp tờ khai lệ phí môn bài nếu thay đổi mức lệ phí môn bài năm sau.

  • Trường hợp việc tăng vốn điều lệ làm tăng mức thuế môn bài năm tiếp theo, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

Tăng vốn điều lệ có ảnh hưởng gì đối với doanh nghiệp?

Lợi ích của việc tăng vốn điều lệ:

  • Tăng vốn điều lệ sẽ gia tăng uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác.
  • Giúp doanh nghiệp tăng hạn mức vay vốn tín nhiệm từ ngân hàng.
  • Giúp doanh nghiệp có thêm vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
  • Giúp doanh nghiệp có thể đăng ký những ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định.

Hạn chế của việc tăng vốn điều lệ:

  • Tăng vốn điều lệ làm tăng mức độ chịu trách nhiệm của chủ sở hữu/thành viên góp vốn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
  • Tăng vốn điều lệ có thể làm thay đổi mức lệ phí môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm.

Dịch vụ tăng vốn điều lệ của PHÚ THỌ

Việc hoàn thành thủ tục tăng vốn điều lệ đối với những doanh nghiệp lần đầu thực hiện không hề dễ dàng vì chưa có kinh nghiệm soạn hồ sơ và làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh. 

Tuy nhiên nếu sử dụng dịch vụ tăng vốn điều lệ của PHÚ THỌ, doanh nghiệp sẽ được:

  • Tư vấn chi tiết về điều kiện, hình thức tăng vốn điều lệ.
  • Nhận GPKD tận nhà sau 5 - 7 ngày làm việc.
  • Chi phí dịch vụ trọn gói chỉ 1.000.000đ.
  • Không cần tới trực tiếp Sở KH&ĐT để nộp hồ sơ và nhận kết quả.
  • Cam kết không phát sinh bất kỳ chi phí nào khác.

Trên đây là những thông tin rất chi tiết và đầy đủ về hồ sơ, thủ tục tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên. Nếu quý doanh nghiệp cần tư vấn thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ về dịch vụ tăng vốn điều lệ của PHÚ THỌ, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao)0968 680 590 (Phú Thọ) để được tư vấn.

Một số câu hỏi thường gặp khi tăng vốn điều lệ công ty TNHH

Công ty TNHH 1 thành viên (MTV) có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chủ sở hữu công ty đầu tư thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Lưu ý, nếu huy động thêm vốn góp của người khác thì công ty TNHH MTV phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc cổ phần.

Thành phần hồ sơ gồm có: Thông báo về việc tăng vốn điều lệ, quyết định của chủ sở hữu, biên bản định giá tài sản (nếu góp thêm vốn bằng tài sản cố định), thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu GPKD chưa có số điện thoại), văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (nếu có).

Thành phần hồ sơ gồm có: Thông báo về việc tăng vốn điều lệ, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên, giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới (nếu có), bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của thành viên mới, biên bản định giá tài sản (nếu góp thêm vốn bằng tài sản cố định), thông báo cập nhật số điện thoại (bắt buộc nếu GPKD chưa có số điện thoại), văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục (nếu có).

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ bằng hình thức: 

  • Tăng vốn góp của thành viên.
  • Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới.

Có thể. Bởi vì lệ phí môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm được xác định dựa trên mức vốn điều lệ của doanh nghiệp:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng  đóng 3.000.000đ/năm.
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống đóng: 2.000.000đ/năm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn