Điều kiện, thủ tục đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng ra sao? Có cần phải xin giấy phép khi kinh doanh, buôn bán thực phẩm chức năng hay không? PHÚ THỌ sẽ chia sẻ kinh nghiệm chi tiết trong bài viết này, có đầy đủ hồ sơ, file mẫu cho doanh nghiệp tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 04/01/2021.
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
- Thông tư 43/2014/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/02/2015.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 02/02/2018.
Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học (Khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010).
Ngày nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm thực phẩm thực chức năng để bồi dưỡng và bảo vệ sức khỏe một cách tự nhiên ngày càng cao, chính vì vậy số lượng doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này cũng gia tăng nhanh chóng. Trong bài viết này PHÚ THỌ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về điều kiện và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng.
Điều kiện thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Kinh doanh thực phẩm chức năng cần đáp ứng các quy định, điều kiện sau:
1. Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng
Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần đăng ký các mã ngành nghề sau theo hướng dẫn của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam cụ thể là:
MÃ NGÀNH KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
|
4632
|
Bán buôn thực phẩm
Chi tiết: Bán buôn thực phẩm chức năng.
|
4722 |
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
Chi tiết: Bán lẻ thực phẩm chức năng.
|
➤➤Tham khảo bài viết: Quy định về ngành nghề kinh doanh
2. Điều kiện về tên công ty
Tên công ty kinh doanh thực phẩm chức năng cần tuân thủ các quy định tại Điều 37, 38, 39, 41 Luật Doanh nghiệp, cụ thể:
- Tên công ty thực phẩm chức năng phải bao gồm 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Ví dụ: Công ty TNHH kinh doanh thực phẩm chức năng Hải Phòng.
- Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty thực phẩm chức năng khác và các công ty đã thành lập trước đó trên phạm vi toàn quốc.
- Không sử dụng từ ngữ vi phạm thuần phong mỹ tục để đặt tên cho công ty kinh doanh thực phẩm chức năng.
- Không sử dụng tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội để đặt tên công ty kinh doanh thực phẩm chức năng nếu chưa được chấp thuận.
➤➤ Tham khảo bài viết: Cách đặt tên công ty
3. Điều kiện về vốn điều lệ
- Luật Doanh nghiệp 2020 không có yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu/tối đa đối với ngành kinh doanh thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn đăng ký số vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính của mình.
- Từ ngày 01/01/2022, trường hợp doanh nghiệp có hành vi khai khống vốn điều lệ sẽ bị phạt từ 20.000.000 - 100.000.000 đồng theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.
➤➤Tham khảo bài viết: Vốn điều lệ là gì?
4. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của công ty kinh doanh thực phẩm chức năng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Cá nhân từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp.
- Có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
- Không bắt buộc phải là thành viên góp vốn trong công ty.
- Trường hợp thuê người đại diện pháp luật cần có hợp đồng lao động với nhiệm kỳ không quá 5 năm.
➤➤Tham khảo bài viết: Người đại diện theo pháp luật là gì
5. Điều kiện về địa điểm đặt trụ sở chính
Trụ sở chính công ty kinh doanh thực phẩm chức năng cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Nằm trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định rõ: Số nhà, ngõ, ngách, hẻm, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Không đặt trụ sở chính tại căn hộ chung cư, nhà tập thể… có chức năng để ở.
- Doanh nghiệp nên chọn đặt trụ sở chính tại nơi có chức năng kinh doanh thương mại như căn hộ shophouse, căn hộ văn phòng officetel, nhà riêng…
- Có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với trụ sở chính như: hợp đồng thuê văn phòng, hợp đồng mượn nhà, sổ đỏ…
Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
1. Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Trọn bộ hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng sẽ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng.
- Điều lệ công ty công ty kinh doanh thực phẩm chức năng.
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật.
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của các thành viên/cổ đông góp vốn là cá nhân.
- Bản sao chứng thực Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên, cổ đông góp vốn là tổ chức. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp của tổ chức và bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện pháp luật không trực tiếp thực hiện).
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
2. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Quy trình thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
- Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng sẽ chuẩn bị 1 bộ hồ sơ tương ứng với loại hình doanh nghiệp.
- Hồ sơ sẽ có đầy đủ chữ ký của người đại diện pháp luật, thành viên/cổ đông góp vốn.
- Nếu nộp hồ sơ theo hình thức online, toàn bộ giấy tờ pháp lý cần được scan và lưu trữ dưới định dạng pdf.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng có thể nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo 2 cách:
- Cách 1: Nộp hồ sơ online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính.
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương… đều bắt buộc nộp hồ sơ thành lập công ty qua mạng. Do đó, sau khi hoàn tất bước chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan đăng ký kinh doanh tại địa phương để xác nhận phương thức nộp hồ sơ phù hợp.
Bước 3: Nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ phản hồi kết quả cho công ty kinh doanh thực phẩm chức năng, theo đó:
- Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ phản hồi bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn doanh nghiệp chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng phải thực hiện đăng bố cáo nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia, thời hạn công bố là 30 ngày kể từ ngày được cấp Đăng ký kinh doanh (Điều 35 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
- Lệ phí công bố là 100.000 đồng/lần theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC.
9 việc cần làm sau khi thành lập công ty kinh doanh TPCN
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (giấy phép kinh doanh), doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện 9 công việc sau đây để tránh bị xử phạt hành chính:
- Khai báo thuế ban đầu, thực hiện dịch vụ trọn gói tại PHÚ THỌ chỉ 500.000đ - 1.000.000đ.
- Mua chữ ký số điện tử để kê khai và nộp thuế điện tử.
- Khắc dấu tròn công ty.
- Nộp tờ khai lệ phí (thuế) môn bài.
- Làm bảng hiệu và treo tại trụ sở chính công ty.
- Đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên.
- Mua và thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo Thông tư 78.
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký, thực hiện các thủ tục xin giấy phép đăng ký bản công bố sản phẩm; Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Những việc cần làm sau khi thành lập công ty
Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng
Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp, có đầy đủ tư cách pháp nhân, công ty cần làm thủ tục xin thêm các giấy phép sau để được kinh doanh thực phẩm chức năng hợp pháp:
- Có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
- Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được bày bán riêng biệt với khu vực bày bán các loại thực phẩm khác. Nhà thuốc phải có khu bày bán riêng cho sản phẩm thực phẩm chức năng (Khoản 2 Điều 15 Thông tư 43/2014/TT-BYT).
Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng hãy liên hệ ngay với PHÚ THỌ theo số hotline 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao) - 0968 680 590 (Phú Thọ) để được tư vấn chi tiết.
Câu hỏi về thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng.
- Điều lệ công ty công ty kinh doanh thực phẩm chức năng.
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
- Một số giấy tờ pháp lý khác.
➤➤Tham khảo chi tiết: Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng
Kinh doanh thực phẩm chức năng cần đăng ký mã ngành sau:
- 4632 - Bán buôn thực phẩm.
- 4722 - Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
➤➤Tham khảo chi tiết: Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng
CÓ. Công ty kinh doanh thực phẩm chức năng phải có các giấy phép sau:
- Có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP).
- Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
➤➤Tham khảo chi tiết: Điều kiện kinh doanh thực phẩm chức năng
Công ty kinh doanh TPCN cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng.
- Có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
- Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được bày bán riêng biệt với khu vực bày bán các loại thực phẩm khác. Nhà thuốc phải có khu bày bán riêng cho sản phẩm thực phẩm chức năng (Khoản 2 Điều 15 Thông tư 43/2014/TT-BYT).