Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn, nhà hàng

Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn, nhà hàng như thế nào? Có cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không & cần những điều kiện gì? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được PHÚ THỌ giải đáp trong bài viết này, có đầy đủ form mẫu hồ sơ cho bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
  • Luật an toàn thực phẩm 2010 có hiệu lực từ ngày 01/07/2011.
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/10/2018.

Kinh doanh dịch vụ ăn uống là một trong những ngành nghề có tốc độ phát triển rất nhanh ở nước ta và ngày càng thu hút được nhiều người muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, việc hiểu và thực hiện đúng các quy định, thủ tục khi đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết sau của PHÚ THỌ sẽ hướng dẫn cho bạn những điều kiện và thủ tục cần thực hiện khi kinh doanh ngành nghề này.

Điều kiện, mã ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể. Mỗi món ăn, đồ uống của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đều trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Do đó để được kinh doanh ngành nghề này, thì cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các quy định về ngành nghề và điều kiện kinh doanh. Cụ thể như sau:

Điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn, nhà hàng

Căn cứ theo Điều 34 và Điều 28 Luật an toàn thực phẩm 2010, cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề kinh doanh doanh thực phẩm.
  • Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định tại Điều 28 Luật này.
  • Được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Như vậy, để mở cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thì phải thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh. Tham khảo bài viết nên thành lập công ty, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể của PHÚ THỌ để biết mô hình kinh doanh phù hợp.

Mã ngành dịch vụ ăn uống

Mã ngành nghề dịch vụ ăn uống được quy định trong Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Các mã ngành dịch vụ ăn uống cần lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh hay đăng ký thành lập doanh nghiệp được tóm tắt trong bảng sau:

STT

Mã ngành nghề

1

5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ cố định hoặc lưu động.

Loại trừ: Hoạt động nhượng quyền kinh doanh đồ ăn được phân vào nhóm 56290 (Dịch vụ ăn uống khác). 

2

5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống.

Chi tiết: Hoạt động chế biến và phục vụ đồ uống cho khách tại cửa hàng, quán nước, các loại hàng quán khác… trừ kinh doanh quán bar, quán giải khát có khiêu vũ và không hoạt động tại trụ sở

3

5621: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng.

4

5629: Dịch vụ ăn uống khác. 

Chi tiết: Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể.

5

4633: Bán buôn các loại đồ uống pha chế và đóng sẵn.

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh không có kinh nghiệm trong việc đăng ký mã ngành nghề kinh doanh hoặc cần hỗ trợ đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể liên hệ PHÚ THỌ theo số 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao)0968 680 590 (Phú Thọ) để được tư vấn hỗ trợ.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể kinh doanh dịch vụ ăn uống

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê địa điểm đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình nếu các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
  • Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
  • Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).

 Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Nơi nộp hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi đăng ký địa điểm hộ kinh doanh. 

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

➤➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống

Hồ sơ thành lập công ty bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định.
  • Điều lệ công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn.
  • Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, các thành viên, cổ đông góp vốn.
  • Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức.
  • Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện)

Hồ sơ thành lập công ty

Nơi nộp hồ sơ: Doanh nghiệp nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KHĐT tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong vòng 3 -  5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

➤➤ Tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty.

Hồ sơ, thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)

Căn cứ theo Điều 36 Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống tại cơ sở do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp.
  • Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh ATTP của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống tại cơ sở.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

 Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn, nhà hàng, quán cafe, bếp ăn tập thể là Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế.

Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và xuống kiểm tra thực tế điều kiện đảm đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Sở y tế cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh.

Lưu ý: 

  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chỉ có có hiệu lực trong vòng 03 năm kể từ ngày được cấp. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hết hạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phải nộp hồ sơ xin cấp lại.
  • Trường hợp các cơ sở thuộc đối tượng phải xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng không có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt từ 20 - 30 triệu đồng theo quy định tại Điều 18, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP

Trên đây là những hướng dẫn rất chi tiết của PHÚ THỌ về hồ sơ, thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống dành cho công ty và hộ kinh doanh. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc cần tư vấn đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống và các vấn đề liên quan đến Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thể liên hệ với PHÚ THỌ theo số 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao)0968 680 590 (Phú Thọ) để được hỗ trợ.

Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến và bán đồ ăn, đồ uống dùng tại chỗ hoặc mang đi. Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể là các cửa hàng, quán ăn, nhà hàng, bếp ăn tập thể, căng tin…

Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm 2010, cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống thì phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán ăn, nhà hàng, quán cafe, bếp ăn tập thể là Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở y tế tỉnh nơi đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Các mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định tại Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam bao gồm mã ngành 5610, 5630, 5621, 5629, 4633. 

➤➤Tham khảo chi tiết: Mã ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống

Thành phần hồ sơ gồm có: 

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép VSATTP
  • Bản sao GPKD công ty/hộ kinh doanh.
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên.
  • Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh ATTP của chủ cơ sở và nhân viên.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

➤➤Tham khảo chi tiết: Hồ sơ xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn