Cổ phần phổ thông là gì? Quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần như thế nào? Hãy cùng với PHÚ THỌ tìm hiểu qua bài viết sau đây để có cái nhìn tổng quan hơn.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Cổ phần phổ thông là gì?
Cổ phần phổ thông (Common shares/Ordinary shares) là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần, được phân chia từ vốn điều lệ. Cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.
Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể sở hữu cổ phần phổ thông trên thị trường sơ cấp (đối với cổ phần được phát hành lần đầu khi thành lập công ty cổ phần) hoặc thị trường thứ cấp (giao dịch, mua bán trên thị trường chứng khoán, chuyển nhượng hoặc được thừa kế).
Căn cứ Điều 115 và Điều 166 Luật Doanh nghiệp, cổ đông phổ thông có các quyền và nghĩa vụ sau:
➤ Quyền tham dự, biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Tham dự, phát biểu và biểu quyết trực tiếp để quyết định các vấn đề quan trọng của công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc cuộc họp bất thường. Cổ đông phổ thông có quyền triệu tập cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Nếu cổ đông không thể tham dự có thể ủy quyền cho người đại diện của mình hoặc thực hiện theo các hình thức khác được quy định trong Điều lệ công ty.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Cổ đông là tổ chức sở hữu tối thiểu 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 3 người đại diện theo ủy quyền (Điểm b Khoản 2 Điều 14).
➤ Quyền chuyển nhượng cổ phần
Trong 3 năm đầu thành lập, cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho các cổ đông sáng lập khác; trường hợp chuyển nhượng cho các cổ đông không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông. Sau khi hết 3 năm, cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người khác.
➤ Quyền được hưởng cổ tức
Cổ đông phổ thông được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, cổ đông phổ thông được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
➤ Được ưu tiên mua cổ phần
Cổ đông phổ thông được ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông trong công ty.
➤ Quyền kiểm tiếp cận thông tin của công ty
Cổ đông phổ thông được quyền xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình. Hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
Đối với cổ đông/nhóm cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc theo quy định trong Điều lệ công ty còn có quyền xem xét, tra cứu, trích lục sổ biên bản, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty.
➤ Quyền khởi kiện
Theo Điều 166 Luật Doanh nghiệp, cổ đông sở hữu tối thiểu 1% cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, khi họ có hành vi:
- Vi phạm trách nhiệm của người quản lý công ty.
- Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời, trái với quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với quyền và nghĩa vụ được giao.
- Lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
💡 Các nhà đầu tư khi sở hữu cổ phần phổ thông sẽ có đầy đủ quyền hạn như: tham dự, biểu quyết, bầu cử trong cuộc họp Hội đồng cổ đông; nhận cổ tức; được uy tiên khi mua cổ phần; chuyển nhượng; tiếp cận thông tin của công ty và quyền khởi kiện. Do đó, cổ đông phổ thông chủ động hơn các cổ đông khác. Đặc biệt, khi tình hình kinh doanh của công ty phát triển tốt, thì cổ phần phổ thông sẽ sinh lời tốt hơn các loại cổ phần khác. Dựa vào tỷ lệ sở hữu cổ phần và Điều lệ công ty mà cổ đông phổ thông sẽ có những quyền và nghĩa vụ chi tiết khác nhau.
💡 Do đó, để thành lập công ty cổ phần đúng chuẩn và đảm bảo quyền lợi của cổ đông phổ thông, hãy liên hệ ngay, bộ phận pháp lý của PHÚ THỌ sẽ tư vấn chi tiết cho các nhà đầu tư. Hotline 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao) - 0968 680 590 (Phú Thọ).
Một số câu hỏi thường gặp về cổ phần phổ thông
Cổ phần phổ thông (Common shares/Ordinary shares) là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần.
Cổ phần phổ thông (Common shares/Ordinary shares) là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần, được phân chia từ vốn điều lệ. Cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.
Căn cứ Điều 115 và Điều 166 Luật Doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông bao gồm các nhóm cơ bản như: quyền tham dự, biểu quyết trong cuộc họp Hội đồng cổ đông; quyền chuyển nhượng; quyền được hưởng cổ tức; được uy tiên khi mua cổ phần; có quyền tiếp cận thông tin của công ty và quyền khởi kiện.
➤ Tham khảo chi tiết: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông.
Cổ phần phổ thông trong tiếng Anh là Common Shares hoặc còn được gọi là Ordinary shares.
CÓ. Căn cứ vào Điều 115 Luật Doanh nghiệp, cổ phần cổ thông có quyền biểu quyết. Ngoài ra còn có quyền quyền tham dự cuộc họp Hội đồng cổ đông; quyền chuyển nhượng; quyền được hưởng cổ tức; được uy tiên khi mua cổ phần; có quyền tiếp cận thông tin của công ty và quyền khởi kiện.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT