Bài viết này PHÚ THỌ giải đáp về các điều kiện khi xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động của các công ty xuất khẩu lao động ra thị trường nước ngoài theo hợp đồng. Và hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và thủ tục xin cấp Giấy phép. Có hồ sơ mẫu cho doanh nghiệp tải miễn phí.
Căn cứ pháp lý
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 có hiệu lực từ 01/01/2022.
- Nghị định số 112/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2022.
- Thông tư số 20/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 01/02/2022.
Giấy phép xuất khẩu lao động là Giấy phép cấp bởi Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm chứng minh một doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ đưa người lao động Việt Nam qua người ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ…) để làm việc một cách hợp pháp.
Giấy phép xuất khẩu lao động có tên đầy đủ là Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc còn được gọi là Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.
Căn cứ Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật số 69/2020/QH14), doanh nghiệp được cấp Giấy phép khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
➤ Điều kiện về vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 10 Luật số 69/2020/QH14 và Điều 23 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, công ty xuất khẩu lao động cần đáp ứng các điều kiện về vốn sau đây:
- Có vốn điều lệ từ 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng) trở lên.
- Chủ sở hữu và tất cả các thành viên hoặc cổ đông góp vốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động bắt buộc phải là nhà đầu tư Việt Nam.
- Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng (Hai tỷ đồng) tại một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
- Trường hợp thành lập chi nhánh để thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động cần ký quỹ thêm 500.000.000 đồng/chi nhánh.
➤ Điều kiện về người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của công ty xuất khẩu lao động cần đáp ứng các quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 10 Luật số 69/2020/QH14 là:
- Người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động hoặc dịch vụ việc làm.
- Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; tội lạm dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội lừa dối, quảng cáo gian dối với khách hàng.
- Không có án tích về các tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh/nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam/nước ngoài trái phép; tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
➤ Điều kiện về nhân viên nghiệp vụ
Doanh nghiệp cần có tối thiểu 01 nhân viên nghiệp vụ đối với 01 nội dung hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động. Nhân viên nghiệp vụ của công ty xuất khẩu lao động phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định 112/2021/NĐ-CP:
- Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên thuộc nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực pháp luật, nhân văn, dịch vụ xã hội, khoa học xã hội và hành vi hoặc kinh doanh và quản lý.
- Trường hợp tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên nhưng ngành nghề đào tạo không thuộc nhóm ngành kể trên thì cần có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Lưu ý:
- Doanh nghiệp cần ký hợp đồng lao động, đóng BHXH bắt buộc cho nhân viên nghiệp vụ.
- Nếu chi nhánh công ty được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động thì nhân viên nghiệp vụ sẽ đáp ứng các điều kiện như ở trụ sở chính.
➤ Điều kiện về cơ sở vật chất
Công ty xuất khẩu lao động cần đáp ứng và duy trì các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động trong suốt quá trình hoạt động, cụ thể được quy định tại Điều 5 Nghị định 112/2021/NĐ-CP như sau:
- Cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng phải đảm bảo an toàn và vệ sinh.
- Có phòng học và phòng nội trú cho ít nhất 100 học viên/một thời điểm.
- Có trang thiết bị, phương tiện, nơi sơ cứu, cấp cứu khi cần thiết.
- Diện tích phòng học tối thiểu là 1,4 m2/học viên, có trang thiết bị cơ bản phục vụ học tập.
- Phòng nội trú có diện tích tối thiểu 3,5 m2/học viên, có trang thiết bị cơ bản đảm bảo phục vụ sinh hoạt nội trú; không quá 12 học viên/phòng; chia khu tách biệt giữa học viên nam và nữ, có đủ buồng tắm và nhà vệ sinh.
- Doanh nghiệp thuê cơ sở vật chất thì thời hạn thuê phải còn ít nhất 02 năm tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
- Doanh nghiệp phải duy trì quyền sử dụng hợp pháp cơ sở vật chất trong suốt thời gian hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.
- Nếu chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động thì cần đáp ứng các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn và điều kiện về phòng nội trú và phòng học.
➤ Điều kiện về trang thông tin điện tử
Công ty xuất khẩu lao động cần có trang thông tin điện tử đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và đáp ứng các điều kiện tại Điều 6 Nghị định 112/2021/NĐ-CP:
- Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phải bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục.
- Đăng tải công khai hình ảnh Giấy phép xuất khẩu lao động đã được cấp.
- Thể hiện trên trang thông tin điện tử về nội dung hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Công khai những thông tin cơ bản của doanh nghiệp như: Người đại diện theo pháp luật; danh sách nhân viên nghiệp vụ; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quyết định giao nhiệm vụ cho chi nhánh.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có thay đổi về thông tin cơ bản của doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động phải cập nhật lên trang thông tin điện tử.
Căn cứ Điều 12 Luật số 69/2020/QH14, Điều 7 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động bao gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động sẽ bao gồm đầy đủ các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu lao động.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- 1 bản sao Điều lệ của công ty.
- Giấy tờ chứng minh việc góp vốn của thành viên/cổ đông công ty.
- 1 bản sao sổ đăng ký cổ đông mới nhất đối với công ty cổ phần.
- 1 bản chính giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ.
- 1 bản sao những giấy tờ sau của người đại diện theo pháp luật: Phiếu lý lịch tư pháp; bằng cấp chuyên môn; giấy tờ chứng minh kinh nghiệm.
- 1 bản chính danh sách nhân viên nghiệp vụ.
- 1 bản sao bằng cấp chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ và giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc của mỗi nhân viên nghiệp vụ (nếu có).
- 1 bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng, kèm theo bảng kê do doanh nghiệp xác nhận về trang thiết bị, sơ đồ mặt bằng phòng học và khu vực nội trú.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động
Lưu ý: Giấy tờ chứng minh kinh nghiệm có thể là 1 trong các văn bản sau: Quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động; văn bản chấm dứt hợp đồng lao động; quá trình tham gia BHXH hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động về Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng các cách sau:
Lưu ý: Từ ngày 15/12/2021, nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động đã được đơn giản hóa, có thể ký số và gửi hồ sơ trực tuyến mà không cần nộp hồ sơ giấy, bản gốc như trước đây.
Bước 3: Nhận kết quả
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, cấp Giấy phép xuất khẩu lao động cho doanh nghiệp; trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, bản gốc Giấy phép xuất khẩu lao động sẽ được trả trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Lưu ý khi xin Giấy phép xuất khẩu lao động
- Doanh nghiệp muốn xin Giấy phép xuất khẩu lao động cần thành lập doanh nghiệp có đăng ký mã ngành nghề xuất khẩu lao động 7830: Cung ứng và quản lý nguồn lao động. Chi tiết: Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh từ 01 năm trở lên, cần nộp thêm báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề và báo cáo tài chính từ đầu năm đến cuối quý trước thời điểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động.
- Nếu doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh dưới 01 năm, có thể nộp Giấy tờ chứng minh việc góp vốn của thành viên/cổ đông công ty hoặc báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu đã được kiểm toán trước không quá 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động.
- Doanh nghiệp xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động phải trực tiếp thực hiện dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Dịch vụ xin Giấy phép xuất khẩu lao động tại PHÚ THỌ
Với đội ngũ pháp lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp Giấy phép con, PHÚ THỌ tự tin là đối tác uy tín, đáng tin cậy của quý khách hàng, cung cấp dịch vụ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động trọn gói với 6 ưu điểm nổi bật:
- Phí dịch vụ minh bạch, rõ ràng và cam kết không phát sinh chi phí.
- Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến thủ tục xin Giấy phép xuất khẩu lao động như: Điều kiện cần đáp ứng khi xin Giấy phép, thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp, quy định về vốn pháp định, tiền ký quỹ và các thủ tục pháp lý khác.
- Thay mặt doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động.
- Đại diện cho khách hàng để làm việc trực tiếp, theo dõi kết quả và giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Nhận Giấy phép xuất khẩu lao động và bàn giao tận nơi cho khách hàng.
- Sẵn sàng cung cấp dịch vụ và tư vấn pháp lý trong suốt quá trình hoạt động của khách hàng.
Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về dịch vụ xin Giấy phép xuất khẩu lao động, liên hệ ngay với PHÚ THỌ theo số 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao) - 0968 680 590 (Phú Thọ) để được báo giá chi tiết và hỗ trợ nhanh nhất.
Câu hỏi về thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động
Thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động sẽ gồm các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động.
- Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động.
- Bước 3: Nhận kết quả.
➤➤Tham khảo chi tiết: Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động
Giấy phép xuất khẩu lao động là giấy phép cấp bởi Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm chứng minh một doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ đưa người lao động Việt Nam qua người ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ…) để làm việc một cách hợp pháp.
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện về vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật, nhân viên nghiệp vụ, về cơ sở vật chất, về trang thông tin điện tử.
➤➤Tham khảo chi tiết: Điều kiện xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động
Doanh nghiệp cần có vốn điều lệ, vốn pháp định từ 5.000.000.000 đồng (Năm tỷ đồng) trở lên khi làm thủ tục xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động (Điều 23 Nghị định 112/2021/NĐ-CP).
➤➤Tham khảo chi tiết: Điều kiện về vốn điều lệ, vốn pháp định
Khi xin cấp Giấy phép xuất khẩu lao động người đại diện theo pháp luật của công ty xuất khẩu lao động cần đáp ứng các điều kiện là:
- Là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động hoặc dịch vụ việc làm.
- Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không có án tích.
➤➤Tham khảo chi tiết: Điều kiện về người đại diện theo pháp luật
Doanh nghiệp cần có tối thiểu 01 nhân viên nghiệp vụ đối với 01 nội dung hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT