Tham khảo chi tiết hồ sơ, thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán độc lập/phụ thuộc và các lưu ý cần biết khi chấm dứt hoạt động chi nhánh công ty trong bài viết này. Có đầy đủ file mẫu hồ sơ cho doanh nghiệp tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 04/01/2021.
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hiệu lực từ ngày 01/05/2021.
- Nghị định 50/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/20216.
- Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn đăng ký thuế có hiệu lực từ ngày 17/01/2021.
Điều kiện giải thể chi nhánh công ty, doanh nghiệp
Căn cứ Khoản 1 Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020, điều kiện giải thể chi nhánh công ty như sau:
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp.
- Theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quy trình thực hiện thủ tục giải thể chi nhánh công ty
Quy trình giải thể chi nhánh được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1. Đăng bố cáo thông tin giải thể chi nhánh trên Cổng thông tin quốc gia.
- Bước 2. Xin công văn xác nhận không nợ thuế tại Cơ quan hải quan.
- Bước 3. Làm thủ tục đóng mã số thuế tại Cơ quan thuế.
- Bước 4: Trả lại con dấu chi nhánh cho cơ quan Công an.
- Bước 5: Làm thủ tục giải thể chi nhánh với tại Sở KHĐT.
Thủ tục, hồ sơ giải thể chi nhánh công ty tại Cơ quan thuế
Hồ sơ giải thể chi nhánh nộp Cơ quan thuế
Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh gồm có:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.
- Bản sao Quyết định giải thể chi nhánh của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh (tùy quận/huyện).
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải người đại diện pháp luật thực hiện).
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động.
- Công văn cam kết không có tài sản thanh lý.
- Công văn cam kết không xin hoàn bất kỳ khoản thuế nộp thừa nào.
- Công văn xin xác nhận không nợ thuế.
Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu MST chi nhánh tại cơ quan thuế
Thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế
Theo quy định tại Khoản 1 và Điểm b Khoản 3 Điều 14 Thông tư 105/2020/TT-BTC, doanh nghiệp phải gửi công văn xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế tới Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.
Thời gian giải quyết hồ sơ:
- Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan thuế ra Thông báo về việc người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số đồng thời chuyển trạng thái mã số thuế của chi nhánh sang trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
- Sau khi kiểm tra và xác nhận chi nhánh đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế như: nộp đầy đủ tờ khai, báo cáo và không nợ thuế, cơ quan thuế ra Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC và cấp Giấy xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho chi nhánh.
Thủ tục trả lại con dấu chi nhánh tại cơ quan Công an
Đối với những chi nhánh thành lập trước ngày 01/07/2015 và có sử dụng con dấu được cấp bởi Cơ quan công an thì doanh nghiệp phải làm thủ tục trả lại con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của chi nhánh cho cơ quan công an.
Hồ sơ xin hoàn trả con dấu chi nhánh bao gồm:
- Văn bản xin hoàn trả con dấu chi nhánh.
- Quyết định giải thể chi nhánh của chủ sở hữu công ty/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu chi nhánh do công an cấp (bản gốc).
- Con dấu chi nhánh.
Hồ sơ xin hoàn trả con dấu chi nhánh
Sau khi hoàn thành thủ tục, Cơ quan công an cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu chi nhánh cho doanh nghiệp.
Hồ sơ, thủ tục giải thể chi nhánh công ty tại sở KHĐT
Hồ sơ giải thể chi nhánh công ty
Hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) chi nhánh được quy định tại Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Thông báo giải thể (chấm dứt hoạt động) chi nhánh theo mẫu tại Phụ lục II-20 ban hành kèm theo thông tư 01/2021/TT-BKHĐT do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký.
- Quyết định giải thể chi nhánh của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên.
- Quyết định và bản sao Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh.
- Quyết định và bản sao Biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc giải thể chi nhánh đối với công ty cổ phần.
- Thông báo xác nhận trả con dấu chi nhánh (nếu có).
- Thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho chi nhánh.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của người nộp hồ sơ.
Hồ sơ giải thể chi nhánh công ty tại Sở KHĐT
Thủ tục giải thể chi nhánh tại Sở KHĐT
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giải thể chi nhánh tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp như hướng dẫn và nộp hồ sơ đăng ký tới Sở Kế hoạch & Đầu tư như sau:
- Hình thức nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KHĐT nơi Chi nhánh đặt trụ sở hoặc nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc chi nhánh cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể chi nhánh, nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.
Lưu ý cần biết khi giải thể chi nhánh công ty, doanh nghiệp
- Doanh nghiệp phải gửi thông báo tới khách hàng, đối tác và các bên liên quan về việc giải thể chi nhánh của doanh nghiệp.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
- Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động của chi nhánh mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chi nhánh thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Trên đây, PHÚ THỌ đã hướng dẫn doanh nghiệp chi tiết quy trình thủ tục giải thể chi nhánh công ty. Nếu doanh nghiệp cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc cần tư vấn về dịch vụ giải thể chi nhánh, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao) - 0968 680 590 (Phú Thọ) để được hỗ trợ.
Một số câu hỏi thường gặp khi giải thể chi nhánh
Quy trình giải thể chi nhánh hạch toán độc lập bao gồm 4 bước sau:
- Bước 1. Đăng bố cáo thông tin giải thể chi nhánh trên Cổng thông tin quốc gia.
- Bước 2. Xin công văn xác nhận không nợ thuế tại Cơ quan hải quan
- Bước 3. Làm thủ tục đóng mã số thuế tại Cơ quan thuế
- Bước 4: Trả lại con dấu chi nhánh cho cơ quan Công an
Bước 5: Làm thủ tục giải thể chi nhánh với tại Sở KHĐT.
Thành phần hồ sơ gồm có: Thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh, quyết định giải thể chi nhánh của chủ sở hữu công ty/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị về việc giải thể chi nhánh, bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị về việc giải thể chi nhánh, thông báo xác nhận trả con dấu chi nhánh (nếu có), thông báo xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho chi nhánh.
➤➤Tải miễn phí: Hồ sơ giải thể chi nhánh tại Sở KHĐT
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Bản sao Quyết định giải thể chi nhánh của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh (tùy quận/huyện).
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động.
- Công văn cam kết không có tài sản thanh lý.
- Công văn cam kết không xin hoàn bất kỳ khoản thuế nộp thừa nào.
- Công văn xin xác nhận không nợ thuế của Tổng cục hải quan.
➤➤Tải miễn phí: Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu MST chi nhánh tại cơ quan thuế
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Văn bản xin hoàn trả con dấu chi nhánh.
- Quyết định giải thể chi nhánh của chủ sở hữu công ty/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu chi nhánh do công an cấp (bản gốc)
- Con dấu chi nhánh.
➤➤ Tải miễn phí: Hồ sơ xin hoàn trả con dấu chi nhánh
Có. Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động của chi nhánh mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chi nhánh thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ theo quy định tại Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT