NHÃN HIỆU LÀ GÌ? Phân loại nhãn hiệu theo luật Sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu là gì? Cách phân biệt nhãn hiệu như thế nào? Trong bài viết này, PHÚ THỌ sẽ chia sẻ về khái niệm cũng như cách phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu có chỉ dẫn địa lý theo luật Sở hữu trí tuệ để bạn có thể dễ dàng hơn trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền sau này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
  • Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi số 36/2009/QH12 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010.

Nhãn hiệu là gì? 

Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi số 36/2009/QH12 có hiệu lực năm 2010).

PHÚ THỌ sẽ lấy một ví dụ về công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk để minh họa rõ hơn về khái niệm nhãn hiệu:

Vinamilk có thể có nhiều nhãn hiệu, đại diện cho nhiều hàng hoá khác nhau, như: Sữa tiệt trùng Vinamilk, nước trái cây Vfresh, sữa chua Probi và nhiều nhãn hiệu khác. Các nhãn hiệu được phân biệt dựa vào từ ngữ hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp hình ảnh với nhiều màu sắc. Pháp luật Việt Nam quy ước gọi các dấu hiệu để phân biệt này là nhãn hiệu.

➥ Khi nhìn thấy các nhãn hiệu, người tiêu dùng dễ dàng phân biệt sản phẩm của các công ty với nhau. Thậm chí, với các công ty có chiến lược Marketing, chiến lược kinh doanh đi đúng phân khúc khách hàng, người tiêu dùng chỉ cần nhìn vào hình ảnh nhãn hiệu sẽ dễ dàng hình dung được tính chất nổi bật, sản phẩm cốt lõi của thương hiệu nhãn hiệu đó.

Phân loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ

Hiện nay, có rất nhiều cách để phân loại nhãn hiệu. Ví dụ như: dựa vào yếu tố cấu thành để chia thành: nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình (logo), nhãn hiệu kết hợp chữ và hình. Hoặc chia theo mục đích sử dụng sẽ phân làm: nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ. Trong đó:

  • Nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng cho sản phẩm hàng hóa. Ví dụ: PNJ, Doji, Thần Tài Phú Quý… là các nhãn hiệu được phân loại vào nhóm nhãn hiệu hàng hóa trong: Đồ trang sức; vàng thô hoặc vàng dát mỏng...
  • Nhãn hiệu dùng trong ngành dịch vụ, thường được gắn trên các bảng hiệu dịch vụ để khách hàng có thể dễ dàng nhận biết. Ví dụ: Ngọc Dung, Kangnam, Trang Beauty… là các nhãn hiệu được phân loại trong ngành dịch vụ làm đẹp, spa, thẩm mỹ viện. 

Trên cơ sở các nhãn hiệu thông thường dùng cho hàng hóa và dịch vụ thì có thể phân loại nhãn hiệu thành 5 loại cụ thể như: nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu có chỉ dẫn địa lý.

1. Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Trích Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).

Căn cứ vào Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được chỉnh sửa và bổ sung có hiệu lực từ năm 2010, các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng:

STT

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

1

Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo.

2 Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.
3 Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp.
4 Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu.
5 Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
6 Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu.
7 Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng.
8 Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Theo tiêu chí trên thì các nhãn hiệu như: Trung Nguyên Legend, Coca Cola, Pepsi, Heineken, Honda, Toyota, Samsung, Apple... sẽ được đánh giá là nhãn hiệu nổi tiếng.

Nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được pháp luật áp dụng quy chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ riêng. Ví dụ như: Coca cola hay Pepsi có lịch sử phát triển từ lâu đời trong ngành F&B, nhóm ngành đồ uống không cồn (nước giải khát), các thương hiệu này sẽ được bảo hộ cả ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới mà không cần đăng ký nhãn hiệu với cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

2. Nhãn hiệu tập thể

Căn cứ vào Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, quy định nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa dịch vụ của tổ chức cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Ví dụ về nhãn hiệu tập thể như:

  • Nhãn hiệu: “Rượu đế Gò Đen” là nhãn hiệu tập thể, đại diện chủ sở hữu là Hội Sản xuất rượu đế Gò Đen - Long An.
  • Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được đăng ký bảo hộ thương hiệu năm 2006. Cơ quan chủ sở hữu là: Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên.

➥ Nhãn hiệu tập thể sẽ giúp khách hàng có thể phân biệt nguồn gốc sản phẩm. Khi một nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ thương hiệu dưới dạng nhãn hiệu tập thể sẽ giúp cho người dân tại địa phương có làng nghề truyền thống hay những đặc sản, nông sản có tiếng có thể phát triển sản xuất, đưa những sản phẩm đó đến tay người tiêu dùng.

3. Nhãn hiệu chứng nhận

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. (Trích Khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).

Một số nhãn hiệu chứng nhận nổi bật, thường thấy tại Việt Nam như:

  • Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao - Do người tiêu dùng bình chọn” được cấp ngày 24/6/2014 cho Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao TP Hồ Chí Minh.
  • Chứng nhận ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001:2015) Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế phát triển và ban hành vào ngày 29 ngày 24 tháng 09 năm 2015.
  • Nhãn hiệu chứng nhận “Hàng Việt Nam tin dùng” của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR).

4. Nhãn hiệu liên kết

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. (Trích Khoản 19 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).

Ví dụ: tập đoàn Vingroup đã đăng ký nhãn hiệu liên kết cho các nhãn hiệu thuộc sở hữu của tập đoàn như: Vingroup, Vinhomes, Vincom Retail, Vinpearl Golf, VinDs, Vinmec... 

Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng đăng ký nhãn hiệu liên kết để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu của công ty trong tương lai, đồng thời, giúp đảm bảo quyền lợi trọn vẹn của mình trước pháp luật Việt Nam.

5. Nhãn hiệu có chỉ dẫn địa lý 

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. (Trích Khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).

Nhãn hiệu có chứa dấu hiệu địa lý có thể là nhãn hiệu thông thường (không bảo hộ tên địa danh) hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa lý.

Lưu ý: nhãn hiệu đã được sử dụng như nhãn hiệu thông thường, được thừa nhận rộng rãi hoặc những địa danh không thể là nơi sản xuất ra sản phẩm thì sẽ không là dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc địa chỉ của sản phẩm.

➥ Ví dụ như nhãn hiệu sử dụng dấu hiệu địa lý như “Nước mắm Phú Quốc”. Trong đó, “Phú Quốc” là tên địa phương sản xuất ra nước mắm và chỉ có ở Phú Quốc mới làm ra được mùi vị và màu sắc đặc trưng như vậy. 

Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

Khách hàng đến với PHÚ THỌ cũng hay nhầm lẫn về các khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu. Trong một số trường hợp hai khái niệm này có thể sử dụng đồng nghĩa với nhau, song PHÚ THỌ sẽ phân biệt ngắn gọn trong bảng sau để các bạn có cái nhìn khách quan hơn về thương hiệu và nhãn hiệu:

Tiêu chí 

Thương hiệu

Nhãn hiệu

Về mặt pháp lý 

Thương hiệu KHÔNG là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Nhãn hiệu là đối tượng ĐƯỢC bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Về khía cạnh vật chất 

Là cách sản phẩm một công ty định vị trong tâm trí người tiêu dùng.

Là cách người tiêu dùng có thể nhận diện về hình ảnh, từ ngữ biểu tượng...

Về thời gian tồn tại 

Có thể trường tồn với thời gian trong tâm trí của người tiêu dùng.

Được bảo hộ 10 năm và có thể tiếp tục gia hạn.

Phạm vi sử dụng

Được sử dụng rộng rãi trong quảng bá, truyền thông Marketing.

Sử dụng trong tất cả các vấn đề liên quan đến pháp luật, các văn bản pháp luật.

Trên đây PHÚ THỌ gửi đến các bạn thông tin liên quan về nhãn hiệu và cách phân biệt các loại nhãn hiệu. Việc hiểu đúng về nhãn hiệu, thương hiệu, logo sẽ là một bước tiền đề giúp cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu đúng đắn, tránh các nhầm lẫn đáng tiếc.

Nếu không có nhiều thời gian để thực hiện nộp hồ sơ hoặc không có nhiều kinh nghiệm tiến hành các thủ tục pháp lý thì bạn có thể tham khảo dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của PHÚ THỌ. Quý khách hàng, doanh nghiệp có thể liên hệ ngay theo hotline 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao)0968 680 590 (Phú Thọ) để được tư vấn chi tiết.

Một số câu hỏi thường gặp về nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ

Trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi có hiệu lực năm 2010 quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Dựa vào yếu tố cấu thành để chia thành: nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình hay còn gọi là logo, nhãn hiệu kết hợp.

Chia theo mục đích sử dụng sẽ phân làm: nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ.

Dựa vào việc tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu độc quyền chia nhãn hiệu thành 5 loại chính: nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu có chỉ dẫn địa lý.

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Trích Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ). Có thể kể đến 1 số nhãn hiệu nổi tiếng như: Coca cola, pepsi, samsung, apple...

Có thể hiểu đơn giản, nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu được bảo hộ và thuộc sở hữu chung bởi các thành viên của 1 tổ chức. Ví dụ:

  • Nhãn hiệu: “Rượu đế Gò Đen” là nhãn hiệu tập thể, đại diện chủ sở hữu là Hội Sản xuất rượu đế Gò Đen - Long An.
  • Nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được đăng ký bảo hộ thương hiệu năm 2006. Cơ quan chủ sở hữu là: Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên.

KHÔNG. Thương hiệu và nhãn hiệu là hai khái niệm khác nhau về mặt pháp lý, khía cạnh vật chất,  thời gian tồn tại, phạm vi sử dụng. Theo dõi mục “Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu” ở bài viết trên để hiểu chi tiết hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn