Quy trình đăng ký mã số mã vạch như thế nào? Tham khảo chi tiết hồ sơ, thủ tục & chi phí đăng ký mã số mã vạch sản phẩm (barcode/QR code) trong bài viết này.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 27/03/2002.
- Thông tư số 10/2020/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 30/12/2020.
- Nghị định số 74/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/05/2018.
- Nghị định số 119/2017/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/12/2017.
Mã số mã vạch (MSMV) là công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động của các đối tượng là sản phẩm, dịch vụ… Thông qua việc quét mã số, mã vạch người tiêu dùng có thể dễ dàng kiểm tra được nguồn gốc, xuất xứ và phân biệt được chính xác hàng hóa, dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm
Quy trình đăng ký mã số mã vạch cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm cần đăng ký mã số mã vạch
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 4 gói mã vạch sau:
- Gói mã vạch 10 số dùng cho tối đa 100 sản phẩm.
- Gói mã vạch 9 số dùng cho tối đa 1000 sản phẩm.
- Gói mã vạch 8 số dùng cho tối đa 10.000 sản phẩm.
- Gói mã vạch 7 số dùng cho tối đa 100.000 sản phẩm.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN, hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm có:
- Đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch (theo mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP).
- Bản đăng ký danh mục các sản phẩm sử dụng mã GTIN.
- Bản sao Quyết định thành lập công ty hoặc Giấy phép kinh doanh.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Bước 3: Đăng ký tài khoản mã số mã vạch
Trước khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp phải kê khai thông tin của doanh nghiệp, người được ủy quyền làm hồ sơ (nếu có) trên website của GS1 theo đường link https://vnpc.gs1.gov.vn/.
Bước 4: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký mã vạch
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch theo 2 cách sau:
Đồng thời, doanh nghiệp phải nộp kèm theo phí đăng ký mã số mã vạch và phí duy trì cho năm đầu tiên. Hình thức nộp lệ phí đăng ký mã số mã vạch: chuyển khoản/tiền mặt.
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp mã số mã vạch
Trong vòng 5 - 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và thông báo kết quả:
- Hồ sơ hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL sẽ cấp mã số mã vạch cho doanh nghiệp để sử dụng trước.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục TCĐLCL thông báo cho tổ chức, doanh nghiệp chỉnh sửa hồ sơ và nộp lại trong thời hạn 5 ngày làm việc.
Bước 6: Kê khai thông tin sản phẩm
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN, khi sử dụng mã số, mã vạch có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893” phải khai báo, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan về tổ chức, cá nhân sử dụng mã số, mã vạch vào cơ sở dữ liệu do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quản lý tại địa chỉ http://vnpc.gs1.gov.vn, bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
- GTIN (Mã số sản phẩm toàn cầu)
- Tên sản phẩm, nhãn hiệu.
- Mô tả sản phẩm.
- Tên doanh nghiệp.
- Thị trường mục tiêu.
- Hình ảnh sản phẩm.
- Nhóm sản phẩm (các loại sản phẩm có tính chất giống nhau).
Bước 7: Cấp giấy chứng nhận mã số mã vạch
Sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành xong Bước 6, trong vòng khoảng 30 ngày sau đó, Tổng cục TCĐLCL sẽ cấp Giấy chứng nhận mã số mã vạch cho cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp.
Lưu ý: Giấy chứng nhận mã số mã vạch trong trường hợp cấp mới chỉ có thời hạn sử dụng 3 năm từ ngày cấp.
Chi phí đăng ký mã số mã vạch sản phẩm
1. Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch
STT
|
Phân loại
|
Mức thu
(đồng/mã)
|
1
|
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng)
|
1.000.000
|
2
|
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)
|
300.000
|
3
|
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)
|
300.000
|
2. Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)
STT
|
Phân loại
|
Mức thu (đồng/năm)
|
1. Sử dụng mã doanh nghiệp GS1
|
1.1
|
Gói mã vạch 10 số dùng cho tối đa 100 sản phẩm
|
500.000
|
1.2
|
Gói mã vạch 9 số dùng cho tối đa 1000 sản phẩm
|
800.000
|
1.3
|
Gói mã vạch 8 số dùng cho tối đa 10.000 sản phẩm
|
1.500.000
|
1.4
|
Gói mã vạch 7 số dùng cho tối đa 100.000 sản phẩm
|
2.000.000
|
2. Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)
|
200.000
|
3. Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)
|
200.000
|
Lưu ý: Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.
Trách nhiệm của tổ chức sử dụng mã số mã vạch
Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng mã số mã vạch có tiền tố mã quốc gia Việt Nam “893” được quy định tại Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN như sau:
- Đăng ký sử dụng mã số, mã vạch với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Khai báo, cập nhật và cung cấp thông tin liên quan về tổ chức cá nhân sử dụng mã số, mã vạch vào cơ sở dữ liệu của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Thực hiện ghi/in mã số, mã vạch trên bao bì sản phẩm, hàng hóa bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 15426-1 và ISO/IEC 15426-2 hoặc các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
- Không sử dụng mã số, mã vạch cho các mục đích làm sai lệch thông tin với thông tin đã đăng ký.
Đăng ký mã số mã vạch không chỉ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý hàng hóa, dịch vụ mà còn giúp cho doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại hoặc xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tuy nhiên, việc tự tìm hiểu và thực hiện thủ tục có thể tiêu tốn khá nhiều thời gian của doanh nghiệp. Do đó, để tiết kiệm thời gian và sớm có mã số mã vạch đưa vào sử dụng, doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ đăng ký mã số mã vạch của PHÚ THỌ.
Gói dịch vụ
|
Chi phí trọn gói
|
Thời gian
|
Gói mã vạch 10 số dùng cho tối đa 100 sản phẩm
|
3.000.000đ
|
5 - 7 ngày làm việc
|
Gói mã vạch 9 số dùng cho tối đa 1000 sản phẩm
|
3.500.000đ
|
Gói mã vạch 8 số dùng cho tối đa 10.000 sản phẩm
|
4.200.000đ
|
Tổ chức, doanh nghiệp cần giải đáp thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ về dịch vụ đăng ký mã số mã vạch có thể liên hệ PHÚ THỌ ngay theo số 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao) - 0968 680 590 (Phú Thọ) để được hỗ trợ!
Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký mã số mã vạch
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Đơn đăng ký sử dụng mã số mã vạch (theo mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP).
- Bản đăng ký danh mục các sản phẩm sử dụng mã GTIN.
- Bản sao Quyết định thành lập công ty hoặc Giấy phép kinh doanh.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
➤➤ Tải miễn phí: Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
Cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch theo 2 cách sau:
Trong vòng 5 - 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ cấp mã số mã vạch cho doanh nghiệp.
Chi phí đăng ký mã số mã vạch tùy thuộc vào loại mã mà doanh nghiệp muốn đăng ký và số lượng sản phẩm đăng ký sử dụng mã vạch.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Phí đăng ký mã số mã vạch
KHÔNG. Việc đăng ký mã số mã vạch phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn sử dụng mã số mã vạch thì bắt buộc phải đăng ký trước khi sử dụng.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT