Hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài như thế nào? Có mấy trường hợp và hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty Việt Nam? Tất cả sẽ được PHÚ THỌ giải đáp trong bài viết này.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14.
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư.
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp.
- Công văn 8909/BKHĐT-PC về việc triển khai thi hành Luật Đầu tư.
- Cam kết WTO và các Điều ước quốc tế về đầu tư Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập.
Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh hay doanh nghiệp nhà nước đều có thể bán/chuyển nhượng lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài, ngoại trừ những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài (Ví dụ: Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân chỉ được sở hữu tối đa 49% vốn điều lệ công ty chứng khoán theo Điều 77 Luật Chứng khoán 2019).
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài không khó nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lúng túng khi thực hiện. Bài viết dưới đây của PHÚ THỌ hy vọng sẽ giải đáp được những vướng mắc của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục này.
Các trường hợp được góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn vào công ty VIệt Nam
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong công ty Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1, việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong công ty tại Việt Nam đang kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Trường hợp 2, việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của công ty Việt Nam trong các trường hợp: Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trở lên của công ty Việt Nam.
- Trường hợp 3, nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của công ty Việt Nam có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào công ty 100% vốn Việt Nam hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp phải đáp ứng các quy định và điều kiện tiếp cận thị trường; điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh và đáp ứng các quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
1. Hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Công ty Việt Nam:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.
- Góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh.
- Góp vốn vào công ty Việt Nam khác không thuộc 02 trường hợp trên.
2. Hình thức mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam:
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.
- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH/công ty hợp danh để trở thành thành viên của công ty TNHH/công ty hợp danh.
- Mua phần vốn góp của thành viên công ty Việt Nam khác không thuộc 03 trường hợp trên.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần, vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam hay công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp thực hiện thủ tục theo các bước sau:
Bước 1. Xin cấp văn bản đủ kiều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài.
Theo quy định tại Điểm 3.2 Mục 1 Công văn 8909/BKHĐT-PC và Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty tại Việt Nam gồm có:
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc bản sao Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức (yêu cầu phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, sau đó dịch thuật công chứng).
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư của công ty Việt Nam.
- Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và công ty Việt Nam.
- Văn bản kê khai (kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Việt Nam (đối với trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư năm 2020).
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký đầu tư.
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.
Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Phòng Đăng ký đầu tư - Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong vòng 10 - 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký đầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và ra Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 2: Thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Trường hợp nhà đầu tư đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong ty 100% vốn Việt Nam thì doanh nghiệp bỏ qua Bước này, thực hiện luôn Bước 3.
- Sau khi Sở KHĐT ra thông báo chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp vào công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư.
- Trường hợp công ty chưa tách Giấy chứng nhận đầu tư thành Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục tách trước rồi mới làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bước 3: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài
Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài gồm có:
- Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
- Danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông góp vốn sau khi chuyển nhượng.
- Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần).
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức tương ứng.
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
- Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng.
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của nhà đầu tư là cá nhân hoặc bản sao Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức (yêu cầu phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, sau đó dịch thuật công chứng).
- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.
Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty tại Việt Nam có thể dẫn đến nhiều kết quả khác nhau như: Thay đổi chủ sở hữu, tăng vốn điều lệ, thay đổi thành viên, thay đổi cổ đông, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp… Do đó, hồ sơ gửi tới Sở KHĐT để làm thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ có những thay đổi. Doanh nghiệp có thể liên hệ PHÚ THỌ theo số 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968 680 590 (Lâm Thao) - 0968 680 590 (Phú Thọ) để được tư vấn cụ thể.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn 5-7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp.
Lưu ý khi chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho người nước ngoài
- Sau khi tách Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khắc lại con dấu pháp nhân mới cho công ty.
- Đối với công ty TNHH, thành viên chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài dù phát sinh hoặc không phát sinh thu nhập chịu thuế thì cá nhân/tổ chức chuyển nhượng vốn góp vẫn bắt buộc phải nộp tờ khai thuế TNCN tới Chi cục Thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn tất thủ tục chuyển nhượng vốn góp.
- Đối với công ty cổ phần, cổ đông chuyển nhượng cổ phần phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) trong vòng 10 ngày kể sau hoàn tất thủ tục chuyển nhượng và phải đóng thuế TNCN do chuyển nhượng cổ phần theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng cổ phần từng lần.
- Trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư phải thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và nhà đầu tư chuyển tiền vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp theo đúng thời hạn đã cam kết.
- Trường hợp doanh nghiệp chỉ có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện các hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Dịch vụ dành cho người nước ngoài của PHÚ THỌ
Trên đây là những hướng dẫn của PHÚ THỌ về hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp cần hỗ trợ thêm thông tin hoặc quan tâm đến các dịch vụ của PHÚ THỌ hãy liên hệ ngay theo số 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao) - 0968 680 590 (Phú Thọ) để được hỗ trợ.
Một số câu hỏi về chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho người nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn vào công ty Việt Nam theo 3 hình thức sau:
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.
- Góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh.
- Góp vốn vào công ty Việt Nam khác không thuộc 02 trường hợp trên.
Có 3 hình thức mua cổ phần, vốn góp của công ty Việt Nam dành cho người nước ngoài như sau:
- Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.
- Mua phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH/công ty hợp danh để trở thành thành viên của công ty TNHH/công ty hợp danh.
- Mua phần vốn góp của thành viên công ty Việt Nam khác không thuộc 03 trường hợp trên.
Doanh nghiệp phải thực hiện các bước như sau:
- Bước 1. Xin cấp văn bản đủ kiều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài.
- Bước 2: Thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Trường hợp nhà đầu tư đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong ty 100% vốn Việt Nam thì doanh nghiệp bỏ qua Bước này, thực hiện luôn Bước 30.
- Bước 3: Thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài.
Thành phần hồ sơ gồm có:
- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư (yêu cầu phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, sau đó dịch thuật công chứng nếu là tổ chức).
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty Việt Nam.
- Các giấy tờ khác liên quan.
➤➤Tham khảo chi tiết: Hồ sơ xin cấp văn bản đủ điều kiện góp vốn cho người nước ngoài
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã có Giấy chứng nhận đầu tư thì doanh nghiệp thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư tại Cơ quan đăng ký đầu tư.
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT