Mở cửa hàng, đại lý gạo có cần đăng ký hộ kinh doanh không? Nếu phải đăng ký thì hồ sơ, thủ tục như thế nào? Cần lưu ý điều gì? Cùng PHÚ THỌ giải đáp trong bài viết dưới đây.
Gạo là một trong những mặt hàng nhu yếu phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân thành thị cũng như nông thôn Việt Nam. Với tập khách hàng lớn, nhu cầu tiêu thụ cao và ổn định, việc kinh doanh gạo đã trở thành “kế sinh nhai” được nhiều người lựa chọn. Bài viết này của Quốc Việt sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm và thông tin hữu ích về việc mở cửa hàng, đại lý bán gạo.
Mở cửa hàng, đại lý gạo cần đăng ký hộ kinh doanh không?
Hộ kinh doanh hay hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh được nhiều cá nhân, hộ gia đình lựa chọn thành lập khi có nhu cầu mở cửa hàng hoặc đại lý kinh doanh buôn bán với quy mô nhỏ. Vậy có bắt buộc phải đăng ký hộ kinh doanh cá thể khi mở cửa hàng hay đại lý bán gạo không?
>> Câu trả lời là: CÓ.
Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các trường hợp không cần đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các đối tượng sau đây:
- Hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi);
- Hộ gia đình làm nghề ngư nghiệp (nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản…);
- Hộ gia đình làm diêm nghiệp (làm muối);
- Những người bán hàng rong, bán hàng vỉa hẻ, kinh doanh lưu động, buôn bán thời vụ, bán quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Như vậy, mở cửa hàng bán gạo hay đại lý bán gạo là hình thức kinh doanh có địa điểm cố định, không thuộc một trong các trường hợp được miễn đăng ký hộ kinh doanh ở bên trên.
Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu mở cửa hàng gạo cần làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Chi tiết hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho cửa hàng, đại lý gạo
Cửa hàng, đại lý gạo muốn đăng ký hộ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cho đại lý gạo/cửa hàng gạo;
- Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu còn thời hạn của chủ hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc bản photo sổ đỏ đối với trường hợp mở cửa hàng/đại lý gạo ngay tại nhà riêng;
- Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu còn thời hạn của thành viên hộ gia đình (nếu các thành viên trong cùng 1 gia đình cùng góp vốn mở cửa hàng/đại lý gạo);
- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho cửa hàng, đại lý gạo.
Lưu ý:
Trong trường hợp chủ cửa hàng/đại lý gạo ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh thì cần phải bổ sung thêm:
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Bản sao công chứng CMND/CCCD của người nộp hồ sơ.
Quy trình - thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho cửa hàng gạo
Toàn bộ quá trình làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng, đại lý bán gạo được chia thành 3 bước như sau:
➨ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
➨ Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Bạn có thể tiến hành nộp hồ sơ theo 2 cách sau đây:
- Nộp hồ sơ và đóng lệ phí đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Phòng Tài chính - Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế của UBND quận/huyện nơi đặt hộ kinh doanh.
- Hoặc nộp hồ sơ và thanh toán lệ phí đăng ký hộ kinh doanh online qua trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. Mỗi tỉnh/thành phố khác nhau sẽ có một trang khác nhau.
Ví dụ: Trang dịch vụ công của Sở KH&ĐT thành phố Hà Nội là http://123.25.28.178/dkkdqh/.
➨ Bước 3: Nhận kết quả.
- UBND cấp quận/huyện trao giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả trong khoảng thời gian 3 ngày làm việc.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
- Nếu hồ sơ chưa đạt hoặc cần bổ sung thêm, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện sẽ ra thông báo bằng văn bản để nêu rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho chủ hộ kinh doanh cửa hàng/đại lý gạo được biết.
➤➤ Tham khảo bài viết: Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại Hà Nội.
Lưu ý cần biết sau khi mở cửa hàng, đại lý gạo
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho cửa hàng gạo, chủ hộ cần lưu ý một số thủ tục liên quan đến thuế như sau:
- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép hộ kinh doanh cá thể, chủ cửa hàng gạo phải lên Chi cục Thuế làm thủ tục kê khai thuế cho hộ kinh doanh;
- Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ như cửa hàng gạo thường đăng ký nộp thuế theo phương pháp khoán.
- Cửa hàng gạo hoạt động theo hình thức hộ kinh doanh cá thể được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên thành lập. Từ năm thứ 2 trở đi, tùy theo doanh thu bình quân hàng năm sẽ phải đóng lệ phí môn bài như sau:
+ Doanh thu trên 100 triệu - 300 triệu đồng/năm đóng 300.000 đồng/năm;
+ Doanh thu trên 300 triệu - 500 triệu đồng/năm đóng 500.000 đồng/năm;
+ Doanh thu trên 500 triệu/năm đóng 1.000.000 đồng/năm.
➤➤ Tham khảo bài viết: Các loại thuế và cách tính thuế hộ kinh doanh cá thể.
Nếu bạn đang có nhu cầu mở cửa hàng hoặc địa lý bán gạo và cần làm thủ tục xin Giấy phép hộ kinh doanh, thì có thể tham khảo ngay dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể của PHÚ THỌ dưới đây:
- Phí dịch vụ trọn gói chỉ 1.500.000 đồng;
- Bàn giao giấy phép tận nơi sau 3 - 5 ngày làm việc;
- Miễn phí tư vấn từ A-Z các quy định, điều kiện đăng ký hộ kinh doanh;
- Miễn phí tư vấn thủ tục khai thuế và các loại thuế phải nộp sau thành lập.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể trọn gói 1.500.000 đồng.
Trên đây là những chia sẻ của PHÚ THỌ về hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cho cửa hàng, đại lý gạo. Nếu cần tư vấn thêm thông tin về việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể, có thể liên hệ cho PHÚ THỌ theo hotline 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao) - 0968 680 590 (Phú Thọ) để được tư vấn miễn phí.
Một số câu hỏi thường gặp khi mở cửa hàng, đại lý bán gạo
Có. Cửa hàng bán gạo hay đại lý bán gạo là hình thức kinh doanh có địa điểm cố định, không thuộc một trong các trường hợp được miễn đăng ký hộ kinh doanh được quy định tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Nên khi mở cửa hàng bán gạo, bạn phải làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
Cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu mở cửa hàng gạo cần làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Thời gian để UBND quận/huyện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy phép hộ kinh doanh cá thể cho đại lý gạo là 3 ngày làm việc.
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị gồm những giấy tờ sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cho đại lý gạo/cửa hàng gạo;
- Bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu còn thời hạn của chủ hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc bản photo sổ đỏ đối với trường hợp mở cửa hàng/đại lý gạo ngay tại nhà riêng.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể cho cửa hàng, đại lý gạo.
Cửa hàng gạo đăng ký hộ kinh doanh cá thể được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên thành lập.
Từ năm thứ 2 trở đi, tùy theo doanh thu bình quân hàng năm sẽ phải đóng lệ phí môn bài như sau:
- Doanh thu trên 100 triệu - 300 triệu đồng/năm đóng 300.000 đồng/năm;
- Doanh thu trên 300 triệu - 500 triệu đồng/năm đóng 500.000 đồng/năm;
- Doanh thu trên 500 triệu/năm đóng 1.000.000 đồng/năm.
Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!
BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT