Đối tượng, ý nghĩa của Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Giấy chứng nhận lưu hành tự do có vai trò quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Vậy, giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là gì? Đối tượng xin cấp và ý nghĩa của giấy chứng nhận CFS ra sao? Tất cả sẽ được PHÚ THỌ chia sẻ ở bài viết này.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là gì?

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - viết tắt CFS) là văn bản chứng minh sản phẩm, hàng hóa được phép sản xuất và lưu hành tự do trên thị trường nước xuất khẩu. Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu.

Hiểu một cách đơn giản, hàng hóa, sản phẩm có giấy chứng nhận CFS sẽ được tự do lưu hành tại nước sở tại vì đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm chứng. 

Ví dụ: Một doanh nghiệp Việt Nam nhập mỹ phẩm từ Hàn Quốc thì mỹ phẩm đó phải có giấy chứng nhận lưu hành tại Hàn Quốc. Giấy lưu hành CFS sẽ minh chứng cho việc hiện tại mỹ phẩm này đã được công nhận và đang được lưu hành tự do tại Hàn Quốc.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) còn có tên khác là Giấy phép lưu hành tự do, Giấy phép lưu hành sản phẩm, CPP, FSC.

Giấy lưu hành tự do (CFS) được tính theo thời hạn ghi cụ thể trên giấy. Trong trường hợp Giấy chứng nhận CFS không ghi thời hạn thì sẽ được tính tối đa là 2 năm kể từ ngày cấp.

Nội dung giấy chứng nhận lưu hành tự do

Căn cứ vào Khoản 3 Điều 10 theo Nghị định 69/2018/NĐ-CQ, giấy chứng nhận CFS bắt buộc phải có các nội dung sau:

  • Tên cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận.
  • Số, ngày cấp giấy chứng nhận.
  • Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp giấy chứng nhận.
  • Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp giấy chứng nhận.
  • Tên, địa chỉ của nhà sản xuất. 
  • Trên giấy chứng nhận phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường nước sản xuất hoặc nước cấp giấy chứng nhận.
  • Họ tên, chữ ký của người ký giấy chứng nhận và dấu của cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận.

Đối tượng cần xin giấy chứng nhận CFS

Căn cứ vào Điều 10, điều 11 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, đối tượng cần xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do là hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu được quy định như sau: 

Đối với hàng hóa nhập khẩu

Giấy chứng nhận CFS sẽ do cơ quan, tổ chức nước ngoài (nước mà doanh nghiệp xuất khẩu) cấp để doanh nghiệp nhập khẩu nộp cho cơ quan có thẩm quyền quản lý khi nhập khẩu hàng hóa. 

  • Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nằm trong danh sách được quy định tại Phụ lục V Nghị định 69/2018/NĐ-CP (như mỹ phẩm, thuốc, hóa chất...) cần xuất trình Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS khi làm thủ tục thông quan.
  • Những hàng hóa không nằm trong danh mục được quy định tại phụ lục này không cần nộp hay xuất trình CFS cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục Thông quan

Lưu ý: Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Việt Nam cần phải cung cấp bản CFS đã được dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, ngoại trừ những trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đối với hàng hóa xuất khẩu 

Đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu đi các nước, Giấy phép lưu hành sản phẩm do Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý cấp khi: 

  • Có yêu cầu từ doanh nghiệp xuất khẩu.
  • Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp quốc gia nhập khẩu hàng hóa yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải nộp CFS theo mẫu CFS của quốc gia nhập khẩu thì cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam dựa trên mẫu được yêu cầu để cấp CFS.
 


 

Ý nghĩa của giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa và đối tượng cần đến Giấy chứng nhận CFS, PHÚ THỌ sẽ phân tích rõ hơn về ý nghĩa của CFS đối với hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của loại giấy phép này.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa xuất khẩu

Đây được xem là “công cụ” để nước nhập khẩu kiểm tra được mức độ chất lượng sản phẩm nhập vào, qua đó cũng góp phần tăng độ uy tín của sản phẩm, hàng hóa. Điều này còn minh chứng cho việc sản phẩm, hàng hóa đã được thông qua những phương pháp kiểm tra, đánh giá chuyên môn một cách kỹ lưỡng của cơ quan có thẩm quyền và được phép sản xuất, buôn bán đến tay người tiêu dùng tại nước xuất khẩu.

Ngược lại, đối với thương nhân xuất khẩu khi có Giấy CFS thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi để thông qua cửa khẩu, dễ dàng lưu hành sản phẩm, hàng hóa của mình trên thị trường quốc tế mà không mất nhiều thời gian đợi xét duyệt và hạn chế phát sinh những chi phí không đáng có.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa nhập khẩu

Nếu như ở trên, Giấy CFS có ý nghĩa kiểm tra mức độ chất lượng, tăng sự uy tín để hàng hóa được lưu hành một cách tự do thì ở đây chứng nhận CFS sẽ làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp các giấy chứng nhận khác theo đúng quy định pháp luật.

Ngoài ra, đối với một số sản phẩm nhập khẩu như: mỹ phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng, hương liệu hay phụ gia...nếu thương nhân muốn làm hồ sơ xin cấp Giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bắt buộc phải có giấy chứng nhận CFS.

>> Tham khảo bài viết: Thủ tục xin giấy chứng nhận lưu hành tụ do CFS

Trên đây, PHÚ THỌ đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về đối tượng, ý nghĩa của Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS). Nếu bạn vẫn còn thắc mắc và cần được hỗ trợ những vấn đề liên quan đến Giấy chứng nhận CFS có thể liên hệ cho PHÚ THỌ theo số 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao)0968 680 590 (Phú Thọ) để được tư vấn chi tiết.

Các câu hỏi thường gặp về giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

CFS là viết tắt của Certificate of Free Sale - viết tắt CFS hay còn gọi là Giấy chứng nhận lưu hành tự do.

Giấy chứng nhận CFS là văn bản được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu, minh chứng cho nguồn gốc, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đã được kiểm tra một cách kỹ lưỡng trước khi được lưu hành tự do và tới tay người tiêu dùng tại nước xuất khẩu.

Doanh nghiệp cần xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS cho 2 đối tượng sau:

  • Đối với hàng hóa nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nằm trong danh sách được quy định tại Phụ lục V Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu: Có yêu cầu từ doanh nghiệp xuất khẩu; Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định của pháp luật.
➤➤ Tham khảo chi tiết: Đối tượng cần xin Giấy chứng nhận CFS
Giấy chứng nhận tự do CFS có thời hạn được tính theo thời hạn ghi trên giấy. Trong trường hợp Giấy chứng nhận CFS không ghi thời hạn thì sẽ được tính là 2 năm kể từ ngày cấp.

Về thủ tục hải quan, không có quy định doanh nghiệp bắt buộc phải nộp hoặc xuất trình Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn hàng hóa thông quan nhanh chóng và được lưu thông dễ dàng tại nước nhập khẩu thì nên xin Giấy CFS này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

0.0

Chưa có đánh giá nào

BÌNH LUẬN - HỎI ĐÁP

Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

SĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn