PHÚ THỌ chia sẻ chi tiết về điều kiện, thủ tục mở công ty, hộ kinh doanh thực phẩm và hồ sơ, thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong bài viết này. Có file hồ sơ mẫu và mã ngành kinh doanh thực phẩm để doanh nghiệp/hộ kinh doanh tham khảo thêm.
căn cứ pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 01/07/2011.
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 04/01/2021.
- Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực 02/02/2018.
Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm (Khoản 8 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010). Hình thức kinh doanh thực phẩm phổ biến hiện nay là: Kinh doanh thực phẩm tươi sống; Kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến; Kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn, nhà hàng; Kinh doanh thức ăn đường phố… Tại bài viết này, PHÚ THỌ sẽ chia sẻ về điều kiện và thủ tục thành lập chung đối với tất cả hình thức kinh doanh thực phẩm.
1. Điều kiện kinh doanh thực phẩm
Căn cứ phụ lục IV Luật Đầu tư, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, công ty/hộ kinh doanh thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện sau:
✤ Điều kiện để được thành lập:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
✤ Điều kiện để được hoạt động:
- Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, còn gọi là Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
- Đối với kinh doanh thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải có Giấy xác nhận phù hợp theo quy định về an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy và Giấy phép an ninh trật tự.
Lưu ý: Điều kiện trên không áp dụng với hình thức kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, không có địa điểm kinh doanh cố định, kinh doanh thức ăn đường phố…
2. Mã ngành kinh doanh thực phẩm
Khi đăng ký thành lập công ty/hộ kinh doanh thực phẩm có thể sử dụng các mã ngành nghề sau:
Mã ngành
|
Tên ngành
|
4632
|
Buôn bán thực phẩm
|
4633
|
Buôn bán đồ uống
|
4722
|
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
|
4723
|
Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
|
4711
|
Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
|
4781
|
Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ
|
5610
|
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
|
5629
|
Dịch vụ ăn uống khác
|
5630
|
Dịch vụ phục vụ đồ uống (trừ hoạt động quán bar và quán giải khát có khiêu vũ)
|
Đối với công ty/hộ kinh doanh xuất/nhập khẩu thực phẩm cần đăng ký thêm ngành nghề xuất/nhập khẩu tương ứng và làm thêm các thủ tục về hải quan.
Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
Mở công ty, doanh nghiệp chế biến, đóng gói, sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần tiến hành theo các thủ tục như sau:
✤ Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty:
Căn cứ Điều 19 đến 22 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ thành lập công ty thực phẩm sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty kinh doanh thực phẩm
- Điều lệ công ty kinh doanh thực phẩm.
- Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn của công ty.
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, các thành viên/cổ đông góp vốn là cá nhân
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức.
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức và bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện).
Hồ sơ thành lập công ty thực phẩm
✤ Nộp hồ sơ: Công ty thực phẩm sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính hoặc nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
✤ Nhận kết quả: Sau 3-5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty kinh doanh thực phẩm.
Lưu ý: Khi tiến hành thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm cũng cần tuân thủ các điều kiện về tên công ty, chủ thể thành lập doanh nghiệp, người đại diện, địa điểm trụ sở chính, vốn điều lệ, số lượng thành viên, ngành nghề kinh doanh.
➤➤Tham khảo bài viết: Hồ sơ, thủ tục, điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp từ A-Z
Hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh thực phẩm
Trong những năm qua, kinh doanh thực phẩm vẫn là ngành nghề được nhiều cá nhân, hộ gia đình lựa chọn khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
✤ Chuẩn bị hồ sơ:
Căn cứ Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thực phẩm bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh thực phẩm.
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình nếu các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp đồng thuê nhà/mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có).
Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh thực phẩm
✤ Nộp hồ sơ: Hộ kinh doanh thực phẩm sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện hoặc nộp online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi đặt địa điểm hộ kinh doanh.
✤ Nhận kết quả: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
➤➤Tham khảo bài viết: Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là giấy phép cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống, sản xuất, chế biến thực phẩm bắt buộc phải xin cấp phép trước khi chính thức đi vào hoạt động.
1. Hồ sơ, thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Điều 36 Luật an toàn vệ sinh thực phẩm quy định, hồ sơ xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm) bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Bản sao Đăng ký kinh doanh của công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP theo quy định.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống tại cơ sở do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp.
- Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh ATTP của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống tại cơ sở.
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm do đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
✤ Cơ quan cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm:
Doanh nghiệp/hộ kinh doanh sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép an toàn thực phẩm, cụ thể:
Cơ quan có thẩm quyền
|
Loại hình kinh doanh thực phẩm
|
Căn cứ pháp lý
|
Bộ Y tế, Cục hoặc Chi Cục an toàn thực phẩm
|
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và cơ sở chế biến
|
Phụ lục II Nghị định 15/2018/NĐ-CP
|
Bộ/Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
|
Sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối. Chợ đầu mối, đấu giá nông sản
|
Phụ lục III Nghị định 15/2018/NĐ-CP
|
Bộ/Sở Công Thương
|
Cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm
|
Phụ lục IV Nghị định 15/2018/NĐ-CP
|
✤ Thời hạn giải quyết hồ sơ
Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Nếu đủ điều kiện thì được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện, cơ quan chức năng sẽ phản hồi bằng bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Lưu ý: Giấy phép VSATTP sẽ có hiệu lực trong vòng 03 năm. Trước 06 tháng tính từ ngày Giấy phép VSATTP hết hạn, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần tiến hành làm thủ tục xin cấp lại.
2. Điều kiện xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Căn cứ Điều 19, 20, 21 Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, để được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, công ty/hộ kinh doanh thực phẩm cần đáp ứng các điều kiện sau:
✤ Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Địa điểm sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có diện tích thích hợp, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
- Nguồn nước phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để: xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; rửa, khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
- Đảm bảo có hệ thống xử lý chất thải được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.
✤ Điều kiện về bảo quản thực phẩm
- Kho/phương tiện bảo quản thực phẩm phải sạch sẽ, vệ sinh và có diện tích đủ rộng để có thể bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt.
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường.
- Đảm bảo đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
✤ Điều kiện về vận chuyển thực phẩm
- Phương tiện dùng để vận chuyển thực phẩm phải được chế tạo từ những vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao bì thực phẩm; dễ vệ sinh, làm sạch.
- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển.
- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo.
Lưu ý: Mỗi hình thức kinh doanh thực phẩm cụ thể sẽ phải còn phải tuân thủ thêm các điều kiện khác.
Trên đây là thông tin chi tiết về hồ sơ, thủ tục thành lập công ty/hộ kinh doanh thực phẩm và thủ tục xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ thành lập công ty hoặc dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể và dịch vụ cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có thể liên hệ PHÚ THỌ qua số hotline 0968 680 590 (Việt Trì) - 0968.680.590 (Lâm Thao) - 0968 680 590 (Phú Thọ) để được hỗ trợ.
Một số câu hỏi về thành lập công ty, hộ kinh doanh thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên.
- Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh ATTP của chủ cơ sở và nhân viên.
- Và các giấy tờ liên quan khác.
➤➤Tham khảo chi tiết: Hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Làm Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp:
- Bộ Y tế, Cục hoặc Chi Cục an toàn thực phẩm.
- Bộ/Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
- Bộ/Sở Công Thương.
➤➤Tham khảo chi tiết: Cơ quan cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Về cơ bản, kinh doanh thực phẩm cần có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh thực phẩm và Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, còn gọi là Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP).
➤➤Tham khảo chi tiết: Điều kiện kinh doanh thực phẩm
Mã ngành kinh doanh thực phẩm được quy định theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam bao gồm: 4620, 4633, 4722, 4723, 4711, 4781, 5610, 5629, 5630…
➤➤Tham khảo chi tiết: Mã ngành kinh doanh thực phẩm
Để được cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm doanh nghiệp/hộ kinh doanh thực phẩm tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Thành lập công ty/hộ kinh doanh đăng ký mã ngành kinh doanh thực phẩm.
- Bước 2: Thực hiện các điều kiện mà pháp luật yêu cầu.
- Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bước 4: Chờ kết quả.
➤➤Tham khảo chi tiết: Thủ tục xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm